Các phương pháp và kỹ thuật in trong in ấn
1. Các phương pháp in trong in ấn
In Ghép: Là phương pháp mà khi in, bài in của Quý khách sẽ được ghép chung với bài in của Khách hàng khác trên cùng 1 khổ giấy và đem in cùng 1 lượt. Thông thường, phương pháp in Ghép được áp dụng cho sản phẩm Namecard. Với phương pháp này, vì phải in cùng các file của khách hàng khác nên ấn phẩm sẽ được tạo thành với màu sắc tương đối.
Ưu điểm:
Tiết kiệm được chi phí in ấn.
Khuyết điểm:
Do nhiều ấn phẩm được thiết kế khác nhau nên việc canh màu chuẩn xác cho từng file trong cùng một khổ in (hoặc bài in) khó thực hiện hơn là in riêng mỗi file trên một khổ in . Màu sắc tương đối giống với file thiết kế.
In riêng: là phương pháp in mà qua đó, bài in của quý khách sẽ được cho in 1 cách độc lập và không phụ thuộc vào bài in của những khách hàng khác.
Ưu điểm: Có thể canh màu chuẩn xác giống với file thiết kế.
Khuyết điểm: Chi phí tương đối cao hơn in ghép.
2. Các kỹ thuật in trong in ấn:
In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.
In kỹ thuật số là phương pháp in ấn hiện đại sử dụng công nghệ kỹ thật số vào in ấn, các hình ảnh kỹ thuật số được phân tích và đưa vào in ấn trực tiếp cho ra các sản phẩm ngay lập tức với số lượng lớn và chất lượng cao.
In offset và in kỹ thuật số (KTS). Cả hai phương pháp đều cho ra ấn phẩm chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của mọi khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn cần in với số lượng lớn thì chọn phương pháp in offset còn nếu có nhu cầu in với số lượng ít thì chọn phương pháp in KTS.
Một số điểm khác nhau chính giữa in offset và in KTS
a. Về kích thước bảng:
In ấn kỹ thuật số thường chạy tấm có kích thước thường nhỏ hơn 19” với một số máy sẽ lên đến 29″. In Offset mặt khác thường chạy ép có tấm 29“ và 40”. Vì vậy in offset thường phù hợp để in ấn trên giấy tờ lớn, như áp phích, poster quảng cáo hay sách in trên khổ lớn...
b. Về số lượng bản in
Các nhà in sử dụng in offset khi số lượng in rất lớn (có thể là từ hàng nghìn tới hàng triệu bản) trong khi in KTS lại phù hợp khi số lượng in ngắn (tức là chạy từng bản một).
c. Về màu sắc thể hiện
In offset sử dụng mực nước để in nên khi sau khi in, mực sẽ thấm vào bề mặt giấy. Trong khi đó, in KTS sử dụng mực bột để in nên sau khi in, mực sẽ nằm trên bề mặt giấy. Chính vì vậy mà các bản in KTS có độ bóng hơn nhiều so với bản in offset.
Phương pháp in offset
Phương pháp in KTS
d. Thời gian in ấn
In bằng phương pháp KTS sẽ nhanh hơn và thuận tiện hơn nhiều đối với những dự án thường xuyên thay đổi nội dung in. Ấn phẩm in KTS có thể được hoàn thiện trong vòng một ngày trong khi ấn phẩm in offset phải chờ đợi lâu hơn. Lí do là vì khi khách hàng mang bản in đến máy KTS, thợ in chỉ cần đưa vào máy tính rồi nhấn in, còn in offset cần phải tạo các tấm khuôn in để đúng khuôn in vào mực.
Trên đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa in offset và in KTS. Hi vọng quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về những ưu điểm của từng phương pháp để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Nguồn: Thế Giới In Ấn