3 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi may đồng phục nhân viên
1. Chọn mẫu đồng phục
- Cổ tròn hoặc cổ trụ
+ Cổ tròn: Phù hợp với môi trường làm việc năng động, như các nhà máy, công xưởng hoặc các công việc đòi hỏi sự vận động nhiều. Áo thun cổ tròn mang lại sự thoải mái, không gò bó và giúp nhân viên dễ dàng di chuyển.
+ Cổ trụ (Polo): Phù hợp với môi trường văn phòng hoặc các công việc đòi hỏi sự nghiêm túc và chuyên nghiệp. Áo polo có cổ trụ tạo nên vẻ lịch sự, trang trọng, thích hợp khi nhân viên cần gặp gỡ khách hàng hoặc đối tác.
- Đơn màu hoặc phối sọc, phối màu
+ Đơn màu: Tạo nên sự đồng bộ và dễ dàng nhận diện, phù hợp với các doanh nghiệp muốn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và thống nhất. Màu đơn giản như trắng, đen, xanh navy thường được ưa chuộng.
+ Phối sọc: Thêm phần sáng tạo và nổi bật cho đồng phục. Sọc có thể là ngang, dọc hoặc chéo, tùy thuộc vào phong cách của doanh nghiệp. Phối sọc giúp tạo điểm nhấn và sự mới mẻ cho đồng phục.
+ Phối màu: Kết hợp nhiều màu sắc để tạo nên sự độc đáo và cá tính. Doanh nghiệp có thể lựa chọn áo thun phối màu theo logo hoặc màu sắc đặc trưng của thương hiệu để tăng cường nhận diện.
2. Chọn chất liệu vải phù hợp
- Cotton: Với đặc điểm rất dễ nhuộm màu, độ bền vượt trội, có khả năng siêu thấm hút mồ hôi cũng như tạo nên sự thoáng mát dễ chịu cho người mặc. Vậy nên chất liệu cotton hiện đang “làm chủ” ngành may mặc – thời trang trên khắp thế giới.
- Vải cá sấu 65/35: Việc kết hợp hai loại sợi giúp vải Cá sấu 65/35 mềm mại, có độ co giãn tự nhiên và hạn chế hiện tượng xù lông khi được bảo quản đúng cách. Đồng thời vải không dễ bị ố vàng như các loại vải khác. Vải 65/35 thường được ứng dụng rộng rãi trong việc may đồ thun thể thao, đồng phục công sở/ trường học và mặc hàng ngày.
- Vải cá sấu Poly: Vải sử dụng sợi nhân tạo nên có độ bền cao, có độ co giãn tốt, tính đàn hồi cao, mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho người dùng trong quá trình mặc. Cùng với khả năng thoát ẩm khá tốt, chất liệu nhẹ, độ dày vừa phải, thích hợp sử dụng làm đồng phục khi tham gia các hoạt động ngoài trời, chơi thể thao, vận động nhiều,…
- Vải thun lạnh: Vải khá mềm, trơn, mỏng và thấm hút mồ hôi, khi sờ có cảm giác mát lạnh. Dễ giặt là và vệ sinh, không gây mất dáng áo hoặc nhàu nát. Vải thun lạnh có đặc tính mát mẻ và thoáng khí nên thường được dùng để may áo sơ mi, áo thun, quần áo thể thao, quần đùi, váy, đồ ngủ và đồ lót,...
- Vải cá sấu mè: Vải mè cá sấu rất nhẹ, thoáng khí, thoát ẩm tốt, nhanh khô, không bị bết dính khi ra mồ hôi nhiều, không gây vướng víu. Đặc biệt, vải cá sấu mè có rất nhiều màu sắc tươi sáng, bền màu nên chủ yếu dùng để may đồ thể thao, áo thun thời trang, áo thun đồng phục nhân viên, công nhân, áo thun quảng cáo,...
- Vải su: Vải su có độ co giãn 4 chiều một cách vừa phải, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người mặc. Nhờ tính chất co giãn hợp lý nên vải su có độ bền cao, thẩm mỹ và không bị nhăn nheo, nhàu nát kể cả khi vò mạnh. Vải su có nhiều màu sắc đa dạng như màu đỏ, màu cam, màu vàng, hồng đào, rêu, xám,…. giúp người dùng dễ dàng chọn màu sắc phù hợp với gu thẩm mỹ.
3. Chọn lựa màu sắc phù hợp
Khi may đồng phục cho nhân viên, doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn màu sắc phù hợp với thương hiệu và ngành nghề hoạt động.
- Lựa chọn màu sắc phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu giúp tăng cường sự nhận diện và tính thống nhất. Ví dụ, một công ty công nghệ có thể chọn màu xanh dương, tượng trưng cho sự sáng tạo và hiện đại.
- Màu sắc cũng cần phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp:
+ Ngành dịch vụ: Màu sắc tươi sáng như vàng, xanh dương, trắng, tạo cảm giác thân thiện và năng động.
+ Ngành sản xuất: Màu sắc trung tính như xám, đen, nâu, thể hiện sự chắc chắn và nghiêm túc.
+ Ngành y tế: Màu trắng, xanh nhạt, tạo cảm giác sạch sẽ, an toàn.
- Phù hợp với môi trường làm việc:
+ Môi trường văn phòng: Chọn màu sắc nhẹ nhàng, dễ nhìn, tạo cảm giác thoải mái và không gây căng thẳng thị giác.
+ Môi trường sản xuất: Chọn màu sắc đậm, dễ thấy để tăng cường an toàn lao động và dễ nhận diện trong không gian rộng.
+ Hoạt động ngoài trời: Chọn màu sắc sáng để dễ nhận diện và đảm bảo an toàn, cũng như màu sắc bền màu dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
Kết luận
Việc lựa chọn đồng phục nhân viên đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ kiểu dáng, chất liệu vải đến màu sắc. Bằng cách chú ý đến ba yếu tố quan trọng trên, doanh nghiệp không chỉ tạo ra những bộ đồng phục đẹp và chất lượng mà còn góp phần nâng cao hình ảnh và văn hóa của tổ chức. Đồng phục nhân viên không chỉ là trang phục mà còn là công cụ thể hiện sự chuyên nghiệp và gắn kết của doanh nghiệp.
Nguồn: Thế Giới In Ấn