Cách lập một bảng kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp
Viết một kế hoạch tiếp thị nghe có vẻ khó khăn đối với một số người, nhưng đừng lo lắng. Chúng tôi ở đây để hướng dẫn bạn cách lập một bảng kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp, từng bước một.
I. Kế hoạch Marketing là gì? Và nó có vai trò như thế nào trong một doanh nghiệp
1. Định nghĩa
Kế hoạch marketing (marketing plan) là một bảng bao gồm những nội dung và phạm vi các hoạt động marketing. Một kế hoạch marketing thường bao gồm chủ yếu các nội dung như nhiệm vụ, mục tiêu, phân tích tình huống, sự phát triễn của các cơ hội, thị trường mục tiêu, các chương trình cho hoạt động marketing, ngân sách, thời gian thực hiện.
Kế hoạch marketing có thể chia làm 2 loại đó là kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Trong khi kế hoạch marketing ngắn hạn sẽ gồm những nội dung chi tiết xuyên suốt quá trình thì kế hoạch marketing dài hạn thường sẽ là một bức tranh tổng quát với những hoạt động mang tính lâu dài nhiều hơn.
2. Vai trò của Marketing
Cho dù sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có tốt đến đâu, nếu bạn không có khách hàng hoặc không biết cách tiếp cận khách hàng, bạn sẽ không đạt được mục tiêu của mình. Đó là lý do tại sao lập bảng kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp là rất quan trọng, nhất là những doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa mới thành lập, nó sẽ giúp bạn tập trung cho mục tiêu của mình và việc tìm kiếm, giữ chân khách hàng sẽ hiệu quả hơn.
Bạn thường nghe về những doanh nghiệp đạt được mục tiêu và thành công trong một đêm “bằng cách thần kì”. Nhưng trên thực tế, hầu hết không có doanh nghiệp nào may mắn như vậy. Điển hình là một câu chuyện về một cặp vợ chồng ở nông thôn đã sử dụng những tờ tiền cuối cùng của họ để mua hàng tấn hạt và dây điện để thành lập một công ty trang sức, sau đó họ mới nhận ra không còn tiền để marketing cho dự án mới của mình. Điều đó làm cho doanh nghiệp của họ phá sản trong thời gian ngắn vì không có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của họ.
Đúc kết từ câu chuyện trên là gì? Một kế hoạch marketing rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào và nên được đặt lên hàng đầu khi lập kế hoạch kinh doanh tổng thể. Vậy giờ bạn đã biết marketing là gì và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp của bạn, sau đây sẽ bắt đầu nói về cách viết một kế hoạch cho doanh nghiệp nhỏ của bạn.
II. Các bước xây dựng một bảng kế hoạch Marketing
Theo các chuyên gia, một kế hoạch tiếp thị bao gồm ba phần chính:
- Khách hàng: Đối tượng mục tiêu của bạn chính xác là ai? Hãy viết cụ thể ra giấy nó sẽ cho bạn nhiều chi tiết và dữ liệu hơn, giúp bạn dễ dàng tập trung vào mục tiêu của mình hơn.
- Đối thủ cạnh tranh: Bạn đang cạnh tranh với ai? Tìm hiểu càng kĩ càng tốt về đối thủ cạnh tranh của mình để bạn có thể xác định cách tốt nhất nhằm định vị và thúc đẩy bản thân.
- Chiến lược: Bạn sẽ thu hút khách hàng của mình như thế nào? Một chiến lược marketing nên bao gồm mọi thứ bạn sẽ làm để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để thu lại lợi nhuận.
1. Xác định khách hàng của bạn
Đầu tiên bạn hãy tìm kiếm thông tin từ những đặc điểm của khách hàng mục tiêu
- Tuổi tác: Độ tuổi chung của khách hàng mục tiêu của bạn là bao nhiêu? Biết họ bao nhiêu tuổi sẽ giúp bạn thu hẹp cách thức quảng cáo với họ. Ví dụ, thế hệ trẻ có xu hướng thích truyền thông xã hội hơn, trong khi những người cao tuổi chuyển sang truyền hình hoặc báo chí.
- Vị trí: Khách hàng của bạn sống ở thành phố, tỉnh hoặc thậm chí quốc gia nào? Điều này sẽ giúp bạn hiểu các vấn đề văn hóa, xã hội và kinh tế mà họ phải đối mặt nhằm tìm ra cách quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sao cho đúng chủ đề họ quan tâm.
- Hành vi: Nhu cầu, mong muốn, nỗi sợ hãi và kì vọng của họ là gì? Thông tin này sẽ giúp bạn hiểu tâm lý của khách hàng và có cách tiếp cận với họ tốt hơn.
- Sở thích: Họ thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi? Có thông tin này có thể giúp bạn liên hệ, kết nối với khách hàng của mình hiệu quả nhất.
Khi bạn đã hoàn thành nghiên cứu của mình, hãy tóm tắt các đặc điểm của khách hàng mục tiêu của như sau: Ai sẽ là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn lớn nhất? Ai sẽ có tiền để đầu tư cho những sản phẩm/ dịch vụ bạn bán? Ai sẽ có nhu cầu mua sản phẩm/ dịch vụ với số lượng lớn hoặc trên cơ sở lặp lại? Ban đầu, bạn nên tập trung vào những đối tượng này.
2. Phạm vi cạnh tranh.
Để giành được khách hàng, bạn cần phải hiểu rõ mình với các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu xem họ là ai, họ nhắm đến ai, cách họ định giá bản thân và cách họ tiếp thị doanh nghiệp của mình. Dưới đây là một số mẹo để xác định phạm vi cạnh tranh của bạn:
+ Nhìn vào trang web, khẩu hiệu, quảng cáo và hình ảnh của đối thủ cạnh tranh để xác định đối tượng mà họ nhắm đến và suy nghĩ xem thương hiệu của bạn có thể khác biệt như thế nào.
+ Thông qua qua Facebook, Instagram, và các phương tiện truyền thông khác, lưu ý những gì mọi người thích (hoặc không thích) về đối thủ cạnh tranh của bạn.
Xác định rõ từng đối thủ cạnh tranh của mình, lưu ý tên, vị trí, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn là ai, nhất là ưu điểm và nhược điểm của họ.
3. Phát triển chiến lược tiếp thị của bạn
Trước tiên, hãy nghĩ đến các mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp bạn. Giả sử mục tiêu chính của bạn là đạt được 100 khách hàng mới trong năm tới. Bây giờ, hãy tạo một chiến lược tiếp thị xung quanh việc đạt được mục tiêu này. Làm cách nào để bạn đạt được 100 khách hàng mới đó? Qua báo mạng, sự giới thiệu từ người quen hay của khách hàng, phát tờ rơi, thông qua việc trao đổi danh thiếp, tiếp thị qua email, hay thông qua trang web mạng xã hội.
Ví dụ, đối tượng khách hàng của bạn đang có mặt tại các sự kiện mà bạn sẽ tham gia, đừng quên chuẩn bị cho mình một hộp danh thiếp bỏ túi, khi giao lưu với khách hàng nó sẽ là một trong những công cụ hiệu quả nhất để biến đối tượng khách hàng mục tiêu thành khách hàng thân thuộc của bạn.
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế một tấm danh thiếp đúng với phong cách của mình thì nên tham khảo dịch vụ thiết kế danh thiếp tốt nhất tại đây để sở hữu cho mình một danh thiếp thật ấn tượng.
Khi bạn đã có một vài ý tưởng, thì đã đến lúc phải đi đến từng việc làm cụ thể. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:
+ Đối tượng mục tiêu của tôi tham gia các nhóm mạng nào?
+ Họ tương tác với nền tảng mạng xã hội nào?
+ Tôi sẽ giao tiếp với họ bao lâu một lần?
Khi bạn đã trả lời những câu hỏi này, hãy chuyển chúng thành mục tiêu và ưu tiên cho từng câu hỏi đó. Sau đó, chỉ định ngân sách cho từng nhân viên có năng lực xử lí các vấn đề trên, hãy chỉ định họ chịu trách nhiệm hoàn thành cho từng nhiệm vụ đó.
Người dịch: Trang Bé Hương
Nguồn: Vistaprint + Internet