Các chức vụ trong công ty phổ biển và quan trọng nhất hiện nay
Chức Vụ Trong Công Ty Là Gì?
Chức vụ trong công ty chính là chức danh thể hiện vị trí, nhiệm vụ và trách nhiệm của người đảm nhận với tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi công ty hoạt động trong các lĩnh vực với các hình thức hoạt động khác nhau sẽ có các chức vụ khác nhau.
Các Chức Vụ Trong Công Ty
Mỗi công ty có cơ cấu tổ chức với phòng ban khác biệt nên các chức danh cũng thay đổi phù hợp với từng doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là các chức vụ trong công ty phổ biến nhất hiện nay cho các bạn tham khảo.
1. CEO (Chief Executive Officer) – Giám Đốc Điều Hành
Giám đốc điều hành hay CEO là người có quyền hành quyết định hoạt động và các kế hoạch kinh doanh của công ty. Họ là người xây dựng kế hoạch, đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp theo từng thời kỳ. CEO chính là cầu nối trung gian giữa hội đồng quản trị công ty với các hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc điều hành cũng chính là đại diện trước truyền thông và báo chí.
2. CFO (Chief Financial Officer) – Giám Đốc Tài Chính
Giám đốc tài chính hay CFO là vị trí quan trọng trong công ty. CFO đảm nhận việc quản trị tài chính, nguồn tiền. CFO xây dựng các chiến lược, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính hiệu quả để duy trì hoạt động của công ty và sinh lợi nhuận.
3. CMO (Chief Marketing Officer) – Giám Đốc Marketing
Giám đốc Marketing hay CMO là người đứng đầu bộ phận Marketing với nhiệm vụ đảm nhận các vấn đề về truyền thông, quảng cáo, tiếp thị. CMO là người hoạch định các chiến dịch Marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh, tối ưu chi phí hoạt động Marketing để tăng doanh thu, xây dựng uy tín công ty trên thị trường,… Kết quả công việc của CMO được báo cáo cho CEO.
4. CLO (Chief Legal Officer) – Giám Đốc Pháp Lý
Giám đốc pháp lý hay CLO là người đảm nhận mảng pháp lý, pháp luật trong công ty. CLO sẽ tư vấn, cố vấn để doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh đúng quy định và giải rủi ro liên quan đến pháp lý. Có thể hiểu đơn giản thì giám đốc pháp lý chính là luật sư riêng cấp cao của công ty. Họ sẽ thay công ty giải quyết và xử lý các vấn đề có liên quan đến pháp luật.
5. CCO (Chief Commercial Officer) – Giám Đốc Thương Mại
Giám đốc thương mại hay CCO là một trong các chức vụ trong công ty phổ biến hiện nay. CCO đảm nhận việc xây dựng và hoạch định các chiến lược thương mại cho công ty. Họ phải đưa ra các hoạt động thương mại hiệu quả để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.
6. COO (Chief Operations Officer) – Giám Đốc Vận Hành
Giám đốc vận hành hay COO là vị trí không còn xa lại với chúng ta. COO chịu trách nhiệm xây dựng bổ máy tổ chức để công ty hoạt động mượt mà, tối ưu các công đoạn để sản xuất – kinh doanh hiệu quả hơn, đưa ra các chính sách, tài liệu vận hành. Quyền hành của COO chỉ đứng sau CEO mà thôi. >> Xem thêm: Tổ chức là gì?
7. Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, họ sở hữu lượng cổ phiếu nhiều nhất nên có quyền quyết định cao nhất. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là người sáng lập công ty hoặc người sở hữu nhiều vốn đầu tư nhất.
8. Thành Viên Hội Đồng Quản Trị
Thành viên Hội đồng quản trị là những người góp vốn đầu tư hoặc sở hữu cổ phần của công ty. Họ có ảnh hưởng đến các quyết định của công ty, mọi chiến lược kinh doanh được CEO xây dựng đều thông qua các thành viên hội đồng quản trị trước khi triển khai.
9. Giám Đốc Hoặc Tổng Giám Đốc
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hàng ngày. Đây là một trong các chức vụ trong công ty được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị. Họ có nhiệm kỳ giữ chức vụ 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ.
10. Giám Đốc Chi Nhánh
Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh của công ty (đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp). Họ là người quản lý, điều hành và quyết định mọi hoạt động của chi nhánh theo quy định công ty. Giám đốc chi nhánh đặt dưới sự giám sát của Tổng giám đốc.
11. Manager – Quản Lý/Trưởng Phòng
Quản lý/trưởng phòng là người chịu trách nhiệm quản lý một bộ phận, phòng ban trong công ty. Họ sẽ là người nhận chỉ thị từ giám đốc để truyền đạt cho nhân viên và báo cáo công việc lại cho giám đốc, lãnh đạo cấp cao.
12. Leader – Trưởng Nhóm
Trưởng nhóm là người đảm nhận trách nhiệm chỉ dẫn, hướng dẫn, lãnh đạo một nhóm thực hiện các dự án để đạt kết quả theo yêu cầu từ trưởng phòng. Họ là người giám sát chất lượng công việc, đánh giá thành tích của nhân viên và báo cáo lại cho quản lý cấp cao hơn.
13. Chuyên Viên, Nhân Viên
Chuyên viên, Nhân viên là hai vị trí nhỏ nhưng vô cùng cần thiết trong mỗi công ty. Họ là những người thực hiện công việc trực tiếp theo yêu cầu của trưởng nhóm, trưởng phòng. So với nhân viên thì chuyên viên là vị trí cao cấp hơn.
Danh Thiếp – Công Cụ Giới Thiệu Bản Thân
Dù bạn đang làm việc với chức vụ nào thì việc có một tấm danh thiếp đẹp và đầy đủ thông tin sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác trong lần đầu tiên gặp mặt. Hãy cùng xem một số thông tin cần thiết để tạo nên một tấm danh thiếp chuẩn nhé.
1. Logo Và Tên Công Ty
Logo là thông tin đầu tiên bạn cần đưa vào tấm danh thiếp của mình. Logo nên được thiết kế đơn giản để người xem có thể nhận diện được thương hiệu một cách dễ dàng. Hình ảnh logo phải có độ phân giải tốt để hiển thị sắc nét nhất trên danh thiếp và tỷ lệ của chúng phải cân xứng với toàn bố cục.
Tên công ty cũng cần được bố trí phù hợp trên tấm danh thiếp bởi đây là một trong các thông tin quan trọng nhất.
2. Tên Của Bạn
Với phần thông tin này, cần thiết kế sao cho người nhận danh thiếp có thể dễ dàng nhớ được tên bạn. Từ đó sẽ tăng khả năng liên kết giữa các đối tác với bạn một cách hiệu quả nhất. Hãy đặt tên ở vị trí có thể khiến người nhận nhìn thấy ngay khi cầm tấm danh thiếp trên tay. Bạn nên chọn font chữ đứng, cỡ chữ vừa phải để danh thiếp bắt mắt hơn.
3. Chức Vụ
Nhiều người sẽ không nhớ tên bạn mà thay vào đó là nhớ tới chức vụ hoặc lĩnh vực mà bạn đang đảm nhiệm. Chính vì vậy, trên danh thiếp cần có thêm thông tin này và thường được đặt ngay dưới Tên của bạn.
4. Dòng Giới Thiệu
Dòng giới thiệu trên danh thiếp nên trình bày ngắn gọn để miêu tả tính chuyên nghiệp, trung thực và giá trị cốt lõi của công ty hoặc giới thiệu nghề nghiệp, câu nói yêu thích của cá nhân bạn.
5. Thông Tin Liên Lạc Như Email, Số Điện Thoại, Địa Chỉ
Đây là phần thông tin mà tấm Danh Thiếp Truyền Thống nào cũng phải có. Vì đây là những thông tin giúp khách hàng, đối tác có thể liên hệ hay tìm được công ty của bạn. Nếu như bạn cần ưu tiên thông tin liên lạc như số điện thoại hay địa chỉ mail thì chỉ cần tăng kích thước chữ hoặc đặt ở vị trí nối bật.
Tuy nhiên, đối với Danh Thiếp Điện Tử thì ngoài thông tin liên hệ cơ bản, bạn có thể thêm liên kết đến các trang mạng xã hội, website, trang kinh doanh online, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… trên chính danh thiếp của mình. Việc tích hợp tất cả thông tin giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và cung cấp đầy đủ thông tin nhất cho khách hàng và đối tác của bạn.
Nguồn: jobsgo