7 Tuyệt chiêu giúp doanh nghiệp tăng mức độ tương tác với khách hàng
Kỹ thuật tiếp thị này đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa và thời gian tương tác thực cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Tuy nhiên, biết cách cải thiện mức độ tương tác hoàn toàn là một điều khác. Các kênh dịch vụ khách hàng truyền thống là bước đầu tiên, nhưng có vô số cách khác để tăng cường mức độ tương tác và giành được sự trung thành của khách hàng.
1. Gửi một email chào mừng
Điều đầu tiên bạn làm khi có khách đến nhà là gì? Tất nhiên là chào mừng họ đến nhà! Chiến lược email chào mừng cũng vậy. Ngay sau khi ai đó đăng ký nhận thông tin của bạn hoặc mua sản phẩm, hãy gửi một email chào mừng. Đây là một cách tuyệt vời để cho khách hàng thấy giá trị của doanh nghiệp bạn cũng như sự quan tâm được cá nhân hoá mà doanh nghiệp của bạn sẽ cung cấp cho họ.
Bằng cách có một mở đầu tốt, bạn đang thiết lập nền tảng cho một mối quan hệ lâu dài với khách hàng của bạn. Hãy cho họ biết rằng bạn muốn nghe ý kiến từ khách hàng của mình. Một cách dễ dàng để làm như vậy là sử dụng một email được cá nhân hoá chứ không phải là một email "không thể trả lời". Đặt tên cho email chăm sóc khách hàng sẽ giúp nhân bản hóa thương hiệu của bạn, điều này làm tăng mức độ tương tác. Tiến hành cá nhân hóa thêm một bước nữa bằng cách đưa tên của khách hàng vào dòng chủ đề hoặc nội dung của email.
2. Gửi lời cảm ơn khách hàng
Tương tự như khi chào đón khách vào nhà, hãy đảm bảo rằng bạn đã gửi lời cảm ơn khách hàng của mình. Loại hình tiếp cận này giúp nhân bản hóa doanh nghiệp của bạn và truyền đạt sứ mệnh, giá trị của doanh nghiệp. Một lời cảm ơn nhỏ – nhưng được cá nhân hóa sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thiết lập lòng trung thành của khách hàng, đồng thời lôi kéo và khuyến khích khách hàng tương tác với nội dung của bạn.
Bạn có thể đi theo con đường kỹ thuật số và gửi email cảm ơn hoặc làm điều gì đó truyền thống hơn với ghi chú viết tay hoặc gửi thank you card trong mỗi đơn hàng. Nói với khách hàng rằng việc họ chọn doanh nghiệp của bạn có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp và tạo ra những liên tưởng tích cực về thương hiệu của bạn. Thêm vào đó, khách hàng của bạn sẽ đánh giá cao một thông điệp phù hợp và bất ngờ, không yêu cầu họ phải làm bất cứ điều gì mà chỉ cần giúp họ cảm thấy mình được đánh giá cao bởi doanh nghiệp của bạn.
3. Tạo nội dung có giá trị
Cho dù bạn đang viết email, tạo một bài đăng trên mạng xã hội hay soạn thảo một blog, thì việc tạo ra nội dung hữu ích cho khách hàng của bạn là một trong những cách tốt nhất để tăng cường sự tương tác và thể hiện kiến thức chuyên môn của doanh nghiệp bạn. Trước khi bạn làm bất cứ điều gì, hãy đánh giá xem điều gì sẽ gây ấn tượng với khán giả của bạn và sau đó lập một kế hoạch nội dung.
Nếu bạn sở hữu một cửa hàng quần áo, bạn có thể viết một bài đăng trên blog về các xu hướng hot nhất trong mùa. Nếu bạn mở một quán cà phê? Hãy tạo một trang thông tin hiển thị một số món được ưa chuộng nhất của bạn. Hoặc bạn có thể tạo một video với một số mẹo hay để giải quyết công việc một cách đơn giản hơn. Đồng thời, video là một trong những dạng nội dung hấp dẫn nhất mà bạn có thể tạo ra. Cho dù bạn tạo video cho trang web của mình hay muốn thử nghiệm với TikTok, Youtube,... hãy thử tạo video với nội dung hữu ích.
4. Kiểm tra thời gian
Rất nhiều chiến lược tăng tương tác của bạn sẽ hiệu quả hơn nếu bạn chú ý đến thời gian đăng và gửi. Đối với mạng xã hội, hãy sử dụng các công cụ phân tích và thông tin chi tiết dành riêng cho nền tảng của bạn để theo dõi thời điểm mà người theo dõi của bạn hoạt động tích cực nhất và điều chỉnh lịch đăng bài của bạn cho phù hợp với những thời điểm đó. Nếu nội dung mới được đăng khi những người theo dõi bạn đang ở trên nền tảng, họ có nhiều khả năng tương tác, thích, bình luận hoặc chia sẻ hơn là khi họ nhìn thấy nội dung đó vài giờ hoặc vài ngày sau ngày đăng ban đầu. Kết hợp những thời gian này vào lịch đăng bài trên mạng xã hội của bạn để tạo nên tính nhất quán của bài đăng. Bài đăng trong thời gian thực đem lại niềm vui hơn cho những người theo dõi, vì họ muốn là người đầu tiên 'thích' hoặc nhận xét hoặc là người đầu tiên chia sẻ bài viết.
Đối với email, hãy cố gắng gửi thông tin trong tuần - đặc biệt là vào Thứ Hai hoặc Thứ Năm. Khách hàng có khả năng mở email và tương tác với doanh nghiệp của bạn vào những ngày này hơn là vào cuối tuần. Thời gian là tất cả, và việc chú ý đến thời gian hoạt động sẽ nâng cao mức độ tương tác với khách hàng của bạn.
5. Tạo chương trình khách hàng thân thiết
Gửi phần thưởng cho khách hàng vì sự trung thành của họ là một hành động tiếp thị tuyệt vời và cũng có thể giúp tăng mức độ tương tác của khách hàng. Ngoài việc nói 'cảm ơn' để khách hàng tiếp tục chọn doanh nghiệp của bạn, chương trình dành cho khách hàng thân thiết sẽ khuyến khích họ quay lại doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Dù bạn cung cấp một thẻ tích điểm và phần thưởng là miễn phí cho lần mua hàng thứ 10 hay các đặc quyền giảm giá đặc biệt trong suốt cả năm,... thì chương trình khách hàng thân thiết cũng giúp khách hàng cảm thấy được kết nối với doanh nghiệp của bạn.
6. Hãy phản hồi
Một trong những cách tốt nhất để tăng mức độ tương tác của khách hàng là trò chuyện với họ. Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách thêm nút Hỏi và Đáp vào story trên Instagram, Facebook hoặc đơn giản là trả lời các nhận xét trên mạng xã hội, tin nhắn, email của khách hàng. Ngoài ra, tương tác với từng khách hàng là một cách tuyệt vời để nhắc họ rằng có một "người" thực sự đứng sau doanh nghiệp của bạn.
7. Hỏi về Feedback
Hãy tiến xa hơn trong cuộc giao tiếp bằng cách hỏi khách hàng về Feedback. Bạn có thể làm điều này một cách thân thiện hơn với việc tạo một cuộc thăm dò trên mạng xã hội. Hoặc bạn có thể tìm hiểu sâu hơn bằng khảo sát khách hàng - gửi một khảo sát định kỳ vào danh sách email khách hàng của bạn. Hoặc thêm mã QR liên kết đến khảo sát ngắn ở cuối mỗi biên lai mua hàng của khách hàng. Khi bạn hỏi khách hàng về suy nghĩ và ý kiến của họ, bạn đang khiến họ cảm thấy có giá trị - và khuyến khích họ tương tác với doanh nghiệp của bạn.
Nguồn: Vistaprint
Dịch: Thể Giới In Ấn